Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (VCA) đã có kết luận sơ bộ về vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ, đồng thời kiến nghị Bộ Công thương đưa ra mức thuế tạm áp trong 120 ngày. Tuy vậy hàng chục doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thép không gỉ cho rằng khi áp thuế chỉ 1- 2 doanh nghiệp lớn hưởng lợi, còn đa số doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ lãnh hậu quả nặng nề.
Ngay sau khi có kết luận của Cục Quản lý cạnh tranh, đại diện của gần 20 doanh nghiệp sử dụng thép không rỉ làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vừa có những tuyên bố phản đối mạnh mẽ. .
Các doanh nghiệp này cho rằng, nếu mức thuế sơ bộ trên được áp dụng ngay thì sẽ đẩy các doanh nghiệp sản xuất inox của Việt Nam chịu nhiều thiệt hại. Như vậy có thể người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu, chứ không phải là các doanh nghiệp xuất khẩu bên ngoài. Điều này cũng được cho là sẽ chặn đứng khảnăng tiếp cận nguyên liệu thép cán nguội không rỉ với mức giá cạnh tranh.
Ông Lê Tấn Quốc – Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Minh Hữu Liên cho biết: “Nếu áp thuế, các danh nghiệp sản xuất inox thành phẩm tại Việt Nam chỉ còn lựa chọn là thu hẹp sản xuất, nhường thị phần cho hàng thành phẩm cho nước ngoài hoặc đẩy giá sản phẩm lên. Lúc đó doanh nghiệp cũng khó bán hàng và người tiêu dùng cũng chịu nhiều thiệt hại.”
Nguyên liệu tăng khiến hàng inox tăng giá
“Với kết luận sơ bộ như hiện nay, dù là áp thuế tạm, nhưng các doanh nghiệp như chúng tôi sẽ hoàn toàn bế tắc đầu vào do không nguồn nguyên liệu thay thế. Trước mắt là việc rất khó giải quyết các hợp đồng đã ký vì sự chênh lệch giá đầu vào của nguyên liệu.” ông Quốc cho biết.
Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Tập đoàn SunHouse cho biết,khi áp dụng các chính sách bảo hộ thì cần phải cân nhắc đến tổng lợi ích của nền kinh tế chứ không chỉ quan tâm đến 1 – 2 doanh nghiệp. Thời gian vừa qua, thuế nhập khẩu thép cán nguội không gỉ đã liên tục tăng từ 0%, 5% rồi nay là 10%. Nếu tiếp tục tăng nữa theo đề xuất của các doanh nghiệp chiếm phần lớn thị phần sẽ khiến hàng chục doanh nghiệp khác khó khăn vì giá nguyên liệu quá cao.
“Vì vậy, khi xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép inox không gỉ này, Bộ Công Thương cần cân nhắc lợi ích của tấtcả các bên là doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng”, ông Phú cho biết thêm.
Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ thép không gỉ lo ngại nhất vẫn là nguy cơ độc quyền từ những doanh nghiệp đang thống lĩnh với thị phần họ nắm giữ tới 81%. Nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia,Đài Loan, Indonesia… các công ty này có thể sử dụng lợi thế thị phần để đẩy giá mặt hàng thép lên cao. Do không có sự cạnh tranh ngang bằng, và quan trọng nhất là người tiêu dùng phải trả giá cao cho các sản phẩm từ thép.
Một lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có nguyên liệu từ thép không gỉ cho biết: “Nếu vài năm sau, sản phẩm của những doanh nghiệp thống lĩnh thị trường hiện nay đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và giá cả hợp lý thì họ cũng sẵn sàng mua. Tuy nhiên, điều lo ngại là với nguồn cung hiện tại chưa đủ và việc áp thuế tạm đã “đánh gục” khá nhiều doanh nghiệp sản xuất dùng nguyên liệu thép không gỉ trong giai đoạn khó khăn chung này.”
Đại diện cho gần 20 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu thép không gỉ cho biết, trong thời gian qua các doanh nghiệp này đã có đơn kiến nghị về vấn đề này lên Bộ Công thương nhưng vẫn chưa có văn bản phúc đáp.Tới đây các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục gửi đơn kêu cứu gửi lên các cơ quan chức năng đề nghị xem xét.
Cuối tháng 5/2013, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) thông báo đã nhận được hồ sơ của Công ty TNHH Posco VST (Posco VST) và Công tyCP Inox Hòa Bình (Inox Hòa Bình), yêu cầu điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội được nhập khẩu vào Việt Nam từ 4 quốc gia và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia vàIndonesia. Trong số này, mức thuế suất nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia đang là 0%.
Lý do mà hai đơn vị này kiện đòi áp thuế chống bán phá giá từ 20% đến gần 40% là vì cho rằng giá inox nhập khẩu từ 4 thị trường trên thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm cùng loại trong nước, tới mức 25%. Hai doanh nghiệp này cũng dẫn số liệu nhập khẩu trong 3 năm từ 2009 tới 2011 để cho thấy ngành thép inox VN đang lép vế trước các đối thủ xuất khẩu. Cụ thể, Hòa Bình Inox và Posco VST cho biết thép inox nhập khẩu tăng tới 34% trong 3 năm nay.
* xem thêm: inox 304